Bảo hiểm mọi rủi ro tài sản
Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản là chương trình bảo hiểm toàn diện nhất, được xây dựng để bảo hiểm cho những thiệt hại vật chất bất ngờ, không lường trước được xảy ra đối với những tài sản được bảo hiểm gây ra bởi các rủi ro không bị loại trừ theo quy tắc bảo hiểm.
Bảo hiểm Mọi rủi ro tài sản sẽ giúp quý khách bảo toàn tài sản của doanh nghiệp mình một cách triệt để và hiệu quả hơn.
THÔNG TIN SẢN PHẨM
Người được bảo hiểm : Người được bảo hiểm là chủ sở hữu tài sản, bao gồm các đồng sở hữu và đối tác có quyền lợi liên quan, người cầm cố, thế chấp hoặc nhận cầm cố thế chấp, người cho thuê và đi thuê, người được ủy thác bảo quản tài sản, người cung cấp dịch vụ liên quan đến tài sản, người thuê nhà, các bên trong hợp đồng mua bán..
Tài sản được bảo hiểm : Mọi tài sản vật chất hữu hình có khả năng bị tổn thất, thiệt hại, hủy hoại và có thể tính được bằng tiền, bao gồm:
- Bất động sản (loại trừ đất) là các kiến trúc xây dựng, lắp đặt.
- Động sản gồm máy móc thiết bị gắn với bất động sản, các loại máy móc thiết bị; hàng hóa gồm thành phẩm, bán thành phẩm, nguyên nhiên vật liệu, sản phẩm dở dang; sổ sách kế toán, bản vẽ, mô hình, các tài sản khác không bị Đơn bảo hiểm loại trừ trong phần "Các tài sản bị loại trừ". Đơn bảo hiểm cũng có thể được mở rộng để bảo hiểm cho các tài sản đặc biệt như tiền, vật quý hiếm, sách quý hoặc tác phẩm nghệ thuật...
PHẠM VI BẢO HIỂM
Rủi ro được bảo hiểm :
Đơn bảo hiểm "Mọi rủi ro tài sản" không nêu tên rủi ro được bảo hiểm. Các rủi ro không được bảo hiểm sẽ được nêu rõ trong phần "Các loại rủi ro bị loại trừ", bao gồm các rủi ro được bảo hiểm bởi loại hình bảo hiểm khác (ví dụ: rủi ro liên quan xe cộ, trộm cướp, xây dựng - lắp đặt, tiền...), các rủi ro mang tính hiển nhiên không thể tránh khỏi (ví dụ: hao mòn tự nhiên do máy móc hoạt động, sét gỉ, thay đổi màu sắc...). Các rủi ro được bảo hiểm, vì vậy, bao gồm (nhưng không bị giới hạn đối với):
- Cháy & Sét đánh
- Nổ
- Máy bay hoặc thiết bị bay rơi
- Bạo động, đình công, bế xưởng
- Hành động ác ý
- Động đất hoặc núi lửa phun
- Giông bão, lũ lụt
- Vỡ tràn nước từ bể, thiết bị chứa hoặc ống nước
- Xe cộ hoặc gia súc đâm va
- Đất trượt
- Rò rỉ nước từ hệ thống chữa cháy tự động
- Cháy do tự lên men tỏa nhiệt
- Lửa cháy ngầm dưới đất
- Và các rủi ro thiệt hại vật chất bất ngờ không lường trước được xảy ra cho tài sản mà không bị đơn bảo hiểm loại trừ.
Thời hạn bảo hiểm :
Thời hạn bảo hiểm tiêu chuẩn là 12 tháng, nhưng có thể ngắn hơn hoặc dài hơn theo yêu cầu của Người được bảo hiểm.
Phí bảo hiểm Là tỷ lệ phần trăm số tiền bảo hiểm mà Người được bảo hiểm phải trả cho Người bảo hiểm để được bảo hiểm. Ví dụ: $100,000 x 0.1% = $100. Phí bảo hiểm được thanh toán một lần hoặc nhiều lần theo sự thỏa thuận với Người bảo hiểm.
Các yếu tố ảnh hưởng đến phí bảo hiểm
- Phí bảo hiểm được tính dựa trên các yếu tố sau: số tiền bảo hiểm/Mức trách nhiệm của Người bảo hiểm.
- Tính chất của loại rủi ro được bảo hiểm (có bảo hiểm trộm cướp, tiền, lòng trung thành, hư hỏng máy móc ...).
- Các mức trách nhiệm của điều khoản mở rộng bảo hiểm.
- Mức miễn bồi thường lựa chọn.
- Chất lượng quản lý rủi ro của khách hàng tại địa điểm được bảo hiểm.
- Lịch sử tổn thất.
- Các hoạt động sản xuất kinh doanh và mục đích sử dụng tài sản.
CÁCH THỨC BẢO HIỂM
- Số tiền bảo hiểm Số tiền bảo hiểm là mức trách nhiệm bồi thường tối đa của Người bảo hiểm đối với Người được bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm do Người được bảo hiểm quyết định.
- Số tiền bảo hiểm nên thể hiện toàn bộ giá trị của tài sản được bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm là quyền lợi tối đa của Người được bảo hiểm.
- Cơ sở quyết định số tiền bảo hiểm của Người được bảo hiểm
- Tài sản là kiến trúc xây dựng: Số tiền bảo hiểm là dự toán chi phí xây dựng lại.
- Tài sản là máy móc, thiết bị: Số tiền bảo hiểm là giá trị thay thế.
- Tài sản là hàng hóa kinh doanh: Số tiền bảo hiểm là chi phí tái tạo lại hàng hóa.
- Tài sản là các hạng mục khác: Số tiền bảo hiểm là giá thị trường hoặc giá trị thỏa thuận với Người bảo hiểm.
- Các yếu tố cần lưu ý đối với số tiền bảo hiểm:
- Tỷ lệ lạm phát: Người được bảo hiểm nên cân nhắc tỷ lệ lạm phát hàng năm để xác định số tiền mua bảo hiểm.
- Giá trị của tài sản theo sổ sách: Người được bảo hiểm không nên mua bảo hiểm theo giá trị này để đảm bảo không bị bảo hiểm dưới giá trị.
- Bảo hiểm dưới giá trị: Là tình trạng số tiền mua bảo hiểm thấp hơn giá trị thực tế của tài sản được bảo hiểm (được xác định tại thời điểm có tổn thất), khi đó số tiền bồi thường được tính theo tỷ lệ và Người được bảo hiểm không được bồi thường đầy đủ. Trong trường hợp tổn thất toàn bộ hoặc nghiêm trọng, các bất lợi về tài chính do bảo hiểm không đầy đủ có thể dẫn đến việc dừng hoạt động kinh doanh hoặc phá sản. Để tránh điều này, Người được bảo hiểm nên được tư vấn thỏa đáng để quyết định số tiền mua bảo hiểm, xem xét lại số tiền bảo hiểm mỗi năm và lưu ý các yếu tố làm gia tăng giá trị tài sản, ví dụ do mua sắm thêm tài sản, do lạm phát...
HƯỚNG DẪN BỒI THƯỜNG
Khi sự cố xảy ra, Người được Bảo hiểm hãy:
- Ngay lập tức thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế tổn thất và tìm kiếm tài sản bị mất;
- Thông báo cho Tổng Công ty Bảo hiểm Quân Đội (MIC) qua Đường dây nóng 1900 55 88 91 trong vòng 24h sau khi xảy ra tổn thất
- Thông báo cho cơ quan chức năng trong trường hợp thiệt hại xảy ra lớn, liên quan tới bên thứ ba, thiệt hại trộm cướp
- Chuẩn bị Hồ sơ yêu cầu bồi thường theo hướng dẫn của MIC
HÌNH THỨC BỒI THƯỜNG
THỜI HẠN YÊU CẦU BỒI THƯỜNG VÀ THANH TOÁN BẢO HIỂM
Hoặc để lại thông tin của quý vị theo form dưới đây, chúng tôi sẽ liên hệ lại :