Bảo hiểm tai nạn cho công nhân, ai là người phải mua?
Bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là bảo vệ tài chính rất cần thiết cho nhóm lao động có rủi ro cao như công nhân xây dựng. Việc mua bảo hiểm tai nạn cho công nhân thi công tại công trường thuộc bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Vậy ai là người phải mua: công nhân hay nhà thầu? Hãy cùng MIC tìm hiểu ở bài viết này nhé!
Bảo hiểm tai nạn là gì?
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 67/2023/NĐ-CP quy định về bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới, bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc, bảo hiểm bắt buộc trong hoạt động đầu tư xây dựng. Trong đó quy định cụ thể điều kiện bảo hiểm, mức phí bảo hiểm, giới hạn trách nhiệm bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường xây dựng.
Theo Nghị định số 67, đối tượng bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường là trách nhiệm dân sự của nhà thầu thi công xây dựng. Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm là 100 triệu đồng cho một người trong một vụ.
Tổ chức cá nhân bên dưới có nghĩa vụ phải mua bảo hiểm tai nạn cho lao động làm việc trong các công trình xây dựng:
+ Chủ đầu tư (đối với bảo hiểm công trình trong thời gian xây dựng).
+ Nhà thầu tư vấn (đối với bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng).
+ Nhà thầu thi công xây dựng (đối với bảo hiểm đối với người lao động thi công trên công trường).
Doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện trách nhiệm bồi thường cho nhà thầu thi công xây dựng những khoản tiền mà nhà thầu thi công xây dựng có trách nhiệm bồi thường cho người lao động bị thương tật, chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phát sinh do thực hiện công việc thi công trên công trường.
Doanh nghiệp bảo hiểm không có trách nhiệm bồi thường bảo hiểm trong các trường hợp sau:
+ Loại trừ trách nhiệm bảo hiểm quy định điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm g, điểm h và điểm i khoản 2 Điều 34 Nghị định số 67; tổn thất có liên quan đến chất amiăng hoặc bất kỳ nguyên vật liệu nào có chứa chất amiăng.
+ Tổn thất phát sinh do mâu thuẫn của chính người lao động với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc thi công trên công trường. Tổn thất phát sinh do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân.
+ Tổn thất phát sinh do người lao động sử dụng chất gây nghiện, ma túy trái với quy định của pháp luật (trừ trường hợp thuốc được kê để điều trị theo chỉ định của bác sĩ được cấp phép).
+ Tổn thất phát sinh từ hành vi cố ý vi phạm pháp luật của bên mua bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm (trừ trường hợp người lao động tự vệ, cứu người, cứu tài sản hoặc sử dụng các chất kích thích để điều trị theo chỉ định của bác sĩ).
Thời hạn bảo hiểm tai nạn
- Thời hạn bảo hiểm bắt buộc đối với người lao động thi công trên công trường bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc thi công trên công trường, đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định của pháp luật.
- Việc xác định thời hạn bảo hiểm cụ thể đối với người lao động thi công trên công trường căn cứ vào hợp đồng lao động, và văn bản xác nhận của nhà thầu thi công xây dựng về thời gian người lao động làm việc thực tế trên công trường.
Bảo hiểm Bình An 247 - Bồi thường tai nạn lao động đến 100 triệu đồng
Nhân dịp kỷ niệm 17 năm thành lập MIC và 30 năm thành lập Tập đoàn MB, Bảo hiểm Quân đội gửi tặng khách hàng chương trình tri ân đặc biệt "MIC chung tay vì sức khỏe cộng đồng - TẶNG MIỄN PHÍ BẢO HIỂM BÌNH AN 247" diễn ra từ ngày 15/8 - 31/12/2024.
Đối tượng được bảo hiểm:
+ Công dân Việt Nam, Người nước ngoài đang công tác, học tập tại Việt Nam từ 1 tuổi cho tới 65 tuổi.
+ Không nhận bảo hiểm những người bị bệnh tâm thần, thương tật vĩnh viễn từ 80% trở lên.
Trường hợp NĐBH tham gia không đúng đối tượng, điều kiện tham gia nêu trên: MIC có quyền chấm dứt bảo hiểm và không chịu trách nhiệm với quyền lợi bảo hiểm đã đăng ký.
Số tiền bảo hiểm/người: 100 triệu đồng.
+ Tử vong do tai nạn: 100 triệu đồng.
+ Thương tật toàn bộ vĩnh viễn do tai nạn: Chi trả căn cứ vào tỷ lệ trả tiền bảo hiểm quy định tại “Bảng tỷ lệ trả tiền thương tật”
+ Thương tật bộ phận vĩnh viễn do tai nạn: Chi trả căn cứ vào tỷ lệ trả tiền bảo hiểm quy định tại “Bảng tỷ lệ trả tiền thương tật”
+ Mất tích do tai nạn: 50 triệu đồng.
Các rủi ro đáp ứng được về khái niệm về Tai nạn sẽ được chi trả.
- Tai nạn là các sự kiện bất ngờ gây ra bởi một tác nhân bên ngoài và hữu hình lên thân thể Người được bảo hiểm xảy ra trong thời hạn bảo hiểm. Sự kiện này gây ra tổn hại trên thân thể người được bảo hiểm và xảy ra ngoài ý muốn, ngoài tầm kiểm soát của Người được bảo hiểm, và là nguyên nhân trực tiếp làm cho Người được bảo hiểm bị chết hoặc thương tật thân thể.
- Các loại tai nạn thông thường bao gồm:
+ Tai nạn giao thông
+ Tai nạn sinh hoạt
+ Tai nạn lao động
Trừ các điểm loại trừ được quy định tại Chương III của Quy tắc Bảo hiểm Tai nạn nhóm ban hành theo Quyết định số 65/2016/QĐ-MIC ngày 01/01/2016